Blog Họ Vũ Hữu Tộc - 武有

Di tích lịch sử Từ đường họ Vũ Hữu xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Di tích lịch sử Từ đường họ Vũ Hữu xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 8/13/2024

Từ đường họ Vũ Hữu được tọa lạc tại xóm 10 Quyết Tiến, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Là nơi thờ Thủy tổ Vũ Phúc Lương và các vị tổ kế thành



Theo các nguồn tư liệu lịch sử thì xã Giao Tiến trước đây có tên gọi là Hòe Nha - một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc quai đê, lấn biển diễn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XV.



Đến năm 1787 sau sự kiện “Ba Lạt phá hội” dòng sông Hồng đột biến đổi dòng chảy về phía của Ba Lạt, Hòe Nha bị nước tràn vào đã phá hủy toàn bộ đất đai nhà cửa của nhân dân. Vì vậy, dân làng phải dời chỗ ở về phía cửa Hà Lạt và lấy tên địa danh mới là Hoành Nha.



Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoành Nha là một xã thuộc tổng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cách mạng tháng Tám thành công, các đơn vị hành chính có sự điều chỉnh đồng loạt theo nguyên tắc, bãi bỏ cấp tổng, lập cấp xã trên cơ sở hợp nhất nhiều làng cũ, đồng thời thay đổi tên gọi thành xã Giao Tiến.



Ngày 12/12/1967 theo quyết định của Chính phủ số 174/QĐ-CP sát nhập hai huyện Giao Thủy và Xuân Trường thành huyện Xuân Thủy. 3 xã Giao Hùng, Giao Thắng, Giao Tiến được hợp thành xã Giao Tiến.



Ngày 26/2/1997, tách huyện Xuân Thủy thành hai huyện Giao Thủy và Xuân Trường, xã Giao Tiến thuộc huyện Giao Thủy.



Trải qua nhiều lần thay đổi địa chính giới, đến nay Giao Tiến là một trong 22 xã, thị trấn của huyện Giao Thủy, địa bàn xã chia thành 3 thôn: Quyết Tiến, Quyết Thắng và Hùng Tiến. Từ đường họ Vũ Hữu được xây dựng trên địa bàn xóm 10 Quyết Tiến.



Vào thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1460 – 1497), triều đình ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp, đồng thời cho phép dân phiêu tán được đi khai hoang những vùng đất bãi ven sông, ven biển, ruộng đất bỏ hoang để lập đồn điền mở rộng diện tích canh tác, lập nên những miền quê mới.



Những vị tổ đầu tiên đặt chân tới vùng đất Hoành Nha cùng hợp sức khai hoang lần lượt thuộc các dòng họ: Nguyễn, Hoàng, Lê, Vũ, Cao…



Từ đường họ Vũ thờ Thủy tổ Vũ Phúc Lương và các vị tổ kế thành.



Thủy tổ Vũ Phúc Lương, sinh năm Đinh Dậu triều vua Lê Thế Tông niên hiệu Quang Hưng thứ 2 (1597), mất năm Phúc Thái 7 (1649).



Khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, Thủy tổ từ vùng đất Đan Loan, Hải Dương về mảnh đất Hoành Nha góp công, góp của cùng các vị tổ của dòng họ Nguyễn, Hoàng, Lê, Cao… chiêu mộ nhân dân trong vùng quai đê lấn biển lập nên vùng đất Hoành Nha.



Cùng với việc khai khẩn đất đai, tạo dựng làng xóm, Thủy tổ Vũ Phúc Lương cùng Thủy tổ các dòng họ còn lại quan tâm đến việc xây dựng các công trình phúc lợi, tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của nhân dân trên vùng đất mới. Bên cạnh các công trình tôn giáo, tín ngưỡng các tổ còn cho bắc cầu, mở chợ để nhân dân đi lại giao lưu buôn bán đễ dàng.



Ghi nhớ công lao của Thủy tổ Vũ Phúc Lương, sau khi ông qua đời, con cháu trong dòng họ đã xây dựng từ đường, lập thần vị tôn thờ ông làm Thủy tổ của dòng họ. Thần vị thờ Thủy tổ được đặt trang trọng ở gian chính giữa tòa hậu đường, hãm trung trên thần vị ghi dòng chữ Hán: Thái tổ khảo hậu phật tự Lương Phúc, đạo hiệu Huyền Khang Sướng Nguyên tiên sinh thần vị.



Về đời tư, Thủy tổ Vũ Phúc Lương sinh được 3 người con: con trưởng Vũ Ngọc Cẩm, con thứ Vũ Ngọc Tri và con út Vũ Ngọc Lãng.



Kế tục sự nghiệp khẩn hoang của Thủy tổ Vũ Phúc Lương, các thế hệ hậu duệ của tổ còn tiếp tục đóng góp công sức vào công cuộc khẩn hoang mở đất để hình thành nên các miền quê mới, tiêu biểu trong số đó có tổ Vũ Đình Bút (đời thứ 4) trong quá trình khai hoang phục hóa mở rộng diện tích đất đai xuống phía cửa biển Hà Lạn, dân ấp Hòe Nhai đã gặp phải thiên tai, lũ lụt, mất mùa đói kém, tổ Vũ Đình Bút đã đem hết tài sản của nhà ra nộp thuế cho nhân dân địa phương, giúp dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn, yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Ghi nhớ công lao của tổ Vũ Đình Bút, sau khi mất dân làng suy tôn ông là bậc Hậu thần của làng – được thờ cùng Thành hoàng làng trong cung cấm của đền Thượng.



Công trình kiến trúc của Từ đường họ Vũ Hữu tọa lạc trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, có diện tích rộng 841m2 mặt quay hướng Nam.



Trên mặt bằng tổng thể, Từ đường họ Vũ Hữu bao gồm các hạng mục kiến trúc: Nghi môn, sân và công trình kiến trúc Từ đường.



Nghi môn: Nghi môn của Từ đường quay hướng Đông, được xây dựng khang trang bề thế với ba cổng ra vào gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính có kích thước rộng 3,20m, được thiết kế theo cổ đẳng hai tầng 8 mái, lợp ngói nam với các đầu đao uốn cong mềm mại. Phần cổ đẳng nối giữa lớp mái trên và mái dưới có nhấn nổi 3 chữ Hán: “Vũ Hữu tộc”. Dưới lớp mái tạo ba khoang cửa cuốn vành mai, phân cách giữa các cổng là cột trụ vuông, giữa mỗi cột có nhấn câu đối chữ Hán ca ngợi công lao của các vị tổ. Nối liền với nghi môn là hệ thống tường bao xây kép kín bảo vệ công trình.



Sân từ đường: Từ nghi môn vào từ đường là một khoảng sân rộng 200m2 được lát bằng gạch đỏ theo hình chữ “công”, thuận tiện cho việc tế lễ.



Công trình kiến trúc từ đường: Mặt quay hướng Nam với bố cục mặt bằng kiểu “chữ tam” gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường và hậu đường.



Tòa tiền đường chia thành 3 gian có kích thước dài 9,05m, rộng 7,20m, hiên rộng 2,20m, bộ mái lợp ngói nam, giữa đường bờ nóc đắp họa tiết rồng chầu mặt trời.



Phần cốt nền tiền đường cao hơn mặt sân 0,60m, lát bằng gạch đỏ, phía trước tạo bậc lên xuống. Hai đầu hồi phía trước tiền đường xây hai cột trụ biểu bằng bê tông cốt thép cao 5.0m, cạnh 0.45m, đỉnh trụ đắp nghê chầu, thân trụ tạo viền chỉ, nhấn nổi câu đố bằng chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao của tổ tiên, đế trụ đắp hình cổ bồng.



Bộ cửa tòa tiền đường được gia công bằng gỗ lim theo kiểu thượng song hạ bản, chạy dọc 3 gian công trình. Mỗi khoang cửa gồm 4 cánh, kích thước cao 2,20m, rộng 0,60m (cửa giữa) và 0,50m (cửa hai bên).



Bộ khung tòa tiền đường được liên kết với nhau bởi 4 vì kéo kiểu 3 hàng chân cột. Để tạo nên bộ khung tòa tiền đường ở đây có 3 dạng vì liên kết chủ yếu là: Vì nóc, vì nách và liên kết hiên.



Trung đường có kích thước dài 9,0m, rộng 5,80m, được chia làm 3 gian. Phần mái công trình lợp ngói nam, nền công trình lát gạch đỏ.



Bộ khung tòa trung đường cũng được làm bằng gỗ lim thiết kế theo kiểu chồng rường, trốn cột giống với khung của tiền đường. Nâng đỡ 4 bộ vì là hệ thống 12 cây cột trong đó có 6 cây cột gỗ và 6 cột gạch giả gỗ.



Ngăn cách giữa trung đường và hậu đường là 3 khoang cửa cuốn vành mai, kích thước cao 3,55m, rộng 2,60m (cửa giữa) và 2,30m (hai cửa bên).



Hậu đường được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu bê tông cốt thép, thiết kế theo kiểu cuốn vòm, chồng lâu 2 tầng 8 mái, gắn ngói nam, nền lát gạch đỏ.



Cung thờ bên trong xây bệ trên đặt khám cùng ngai và bài vị thờ Thủy tổ Vũ Phúc Lương, cung ngoài thờ các vị tổ kế thành.



Các hạng mục công trình của Từ đường họ Vũ Hữu đã được hưng công trùng tu, tôn tạo lại song đều khá hợp lý, tạo thành một chỉnh thể kiến trúc hoàn chỉnh, bảo lưu được những giá trị kiến trúc truyền thống.



Từ đường họ Vũ Hữu, xã Giao Tiến là công trình được con cháu dòng họ xây dựng lên để thờ tự và tri ân công đức đối với Thủy tổ Vũ Đức Lương, người đã đóng góp nhiều công lao trong công cuộc khẩn hoang, tạo lập mảnh đất Hoành Nha.



Công trình kiến trúc Từ đường lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị như: Gia phả, câu đối, đại tự, ngai và bài vị…góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho di tích.



Trong những năm cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, cùng với sự đóng góp của con cháu dòng họ Vũ, ngôi Từ đường cũng là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, đóng góp một phần không nhỏ cùng quân dân cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc.



Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 21/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Giao Thủy thành công. Ngay sau đó, Ủy ban cách mạng lâm thời huyện đã cử cán bộ Việt Minh về 3 thôn: Thượng, Chính, Trung cùng nhân dân tổ chức mít tinh, giành chính quyền và công bố 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Hòa vào khí thế chung của nhân dân trong xã, con cháu họ Vũ tích cực tham gia xây dựng chính quyền, các đoàn thể Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… Mọi người trong dòng họ đã động viên thuyết phục con em tham gia lực lượng dân quân tự vệ, lên đường tòng quân giết giặc.



Ngày 4/9/1945, Chính phủ ban Sắc lệnh về “Quỹ độc lập” và phát động “Tuần lễ vàng” nhằm động viên sức đóng góp của nhân dân để ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với nhân dân trong huyện, xã, con cháu dòng họ Vũ đã tiết kiệm đóng góp vào quỹ cứu nước. Trong đó có gia đình bà Vũ Thị Hoan đã ủng hộ vào “Quỹ độc lập” 1 cân đồng vàng.



Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Từ đường họ Vũ Hữu còn là địa điểm mở các lớp Bình dân học vụ, bổ túc văn hóa con em và nhân dân địa phương.



Những năm tháng miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (1954 -1975), ngôi từ đường trở thành địa điểm sơ tán của Ngân hàng huyện và là nơi đưa tiễn, thể hiện quyết tâm lên đường tòng quân giết giặc của các thế hệ con cháu dòng họ.



Từ đường còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ và làng xóm quê hương. Hằng năm tại Từ đường còn diễn ra nhiều lễ tiết để con cháu trong họ ôn lại công lao của tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết xây dựng dòng họ, quê hương ngày một giàu đẹp như:



Kỳ lễ tháng 3 (kỵ Thủy tổ) là kỳ đại lễ của dòng họ được tổ chức trong 2 ngày mồng 9 và mồng 10. Vào dịp này, con cháu họ Vũ làm ăn, sinh sống trên khắp mọi miền Tổ quốc đều tề tựu đông đủ tại từ đường để làm lễ giỗ Tổ.



Kỳ lễ tháng 7 (lễ kỵ tổ Vũ Ngọc Cẩm húy Điền – con trai Thủy tổ Vũ Phúc Lương) được con cháu dòng họ tổ chức vào ngày mổng 10.



Ngoài ra còn nhiều lễ chính hằng năm vào những ngày Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, lễ Vu Lan, lễ Tất niên, Giao thừa và các ngày sóc, vọng hàng tháng, con cháu dòng họ đều đến dâng hương, lễ tổ tại Từ đường.



Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ trên đây, từ đường Vũ Hữu xã Giao Tiến đã được công nhận là di tích lịch sử. Đây chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với con cháu của dòng họ, đồng thời cũng là nguồn khích lệ con cháu dòng họ Vũ Hữu nói chung và nhân dân địa phương nói riêng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích ngày càng phát triển hơn.



Trạng toán Vũ Hữu (1437–1530)

Trạng toán Vũ Hữu (1437–1530) 11/23/2019
Làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, quê hương của Vũ Hữu.

Vũ Hữu (1437–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.

Vũ Hữu quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là người đỗ tiến sĩ đầu tiên của làng Mộ Trạch dưới triều Lê Sơ, là con thứ ba của cụ Vũ Bá Khiêm, thuộc đời thứ 5 họ Vũ làng Mộ Trạch. Theo sách gia phả họ Vũ ở làng Mộ Trạch ghi lại thì Vũ Hữu sinh năm 1443 (một số tài liệu ghi Vũ Hữu sinh năm 1437).

Trạng toán Vũ Hữu (1437–1530)


Năm Quý Mùi (năm 1463) đời vua Lê Thánh Tông, ông đỗ Hoàng giáp khi mới 20 tuổi, ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ hộ. Bia khoa Quý Mùi hiện còn ở Văn Miếu Quốc Tử giám Hà Nội, có tên ông.

Thuở nhỏ, ông không được đi học vì nhà nghèo, nhưng sớm có năng khiều đặc biệt về toàn. Khi ông còn bé, dân làng Mộ Trạch muốn sửa sang mới ngôi đình bị dột nát, các bô lão trong làng lúng túng chẳng biết tính toán làm sao để có thể hoàn thành ngôi đinh. Vũ Hữu chỉ cần nhìn qua ngôi đinh, lấy que vạch lên đất tính toán, một lát đã xong. Toán thợ làm y theo cách cậu vẽ, quả nhiên đúng khớp cả. Mọi người ngạc nhiên, cho Vũ Hữu là thần đồng. Từ đó họ góp tiền nuôi cậu ăn học.

Tuy là nhà nho, nhưng Vũ Hũu lại khác người. Ông đặc biệt say mê môn toán pháp. Ông ra sức vận động đưa toán học vào việc thi cử nhưng không được nhà vua chấp thuận.

Đời vua Lê Thánh Tông, ở kinh đô Thăng Long, các cửa Đoan Môn, Đại Hương, Đông Hoà của kinh thành xây từ đời Lý, bị sụt nở quá nhiều. Triều đình nghị bàn tu sửa lại. Vua sai Vũ Hữu trù tính nguyên vật Liệu và nhân công cần thiết. Ông đến từng cửa thành, đo đạc chiều cao thấp, rộng hẹp, lập phép tính mọi thứ cần thiết, đôn đốc thi công. Tu sửa xong, số nguyên vật liệu, nhân công mà ông trù tính coi như vừa đủ. Mọi người đều phục tài. Nhà vua khen tài tính toán của ông, thưởng cho 100 mẫu ruộng ở tào vệ Nam Xương, phong ông là Trạng toán.

Trạng toán Vũ Hữu (1437–1530)


Thời vua Lê Thánh Tông, mấy cửa thành Thăng Long (xây từ thời Lý) đã bị hỏng nhiểu. Nhà vua quyết định giao cho một số viên đại thần tính toán nguyên vật liệu để xây lại. Mấy vị này đã đo đạc, tính toán hàng tháng mà vẫn chưa đi đến nhất trí để xây thành. Nghe đồn có Khâm hình viện lang trung (Chức quan trong triều của Vũ Hữu – tương đương chức Vụ trưởng, thứ trưởng ngày nay, chuyên coi về hình luật, xét xử) có biệt tài đo đạc, tính toán, nhà vua liền giao cho công việc tính số gạch cần xây.

Vũ Hữu tuân lệnh. Sau khi ông quan sát các cửa thành, ông về tâu vua:
- Tâu bệ hạ, thần đã xem xét kỹ cửa Đông Hoa, thấy hỏng nhiều hơn cả. Cửa đó lại lớn nhất, xây dựng khó hơn, vậy xin bệ hạ cho sửa cửa này trước.
Ý kiến đề xuất của Vũ Hữu được chấp nhận và nhà vua ra lệnh cho ông phải tiến hành thật khẩn trương, không được dềnh dang như mấy viên đại thần trước.
Ngay tối hôm đó, Vũ Hữu đã tranh thủ thắp đèn đo đạc, tính toán nơi cửa Đông Hoa suốt đêm. Sáng hôm sau vào triều, ông trình lên nhà vua cùng văn võ bá quan, số lượng gạch cần thiết để sửa chữa cổng thành.
Mấy viên đại thần được giao nhiệm vụ trước đó – thấy Vũ Hữu tính số gạch sai lệch với họ quá nhiều – vừa bẽ mặt, vừa tức tối, lại ỷ thế mình là cận thần, bèn ton hót với vua:
- Xin bệ hạ chớ vội tin vào lời quan Lang Trung, không thì sẽ hỏng việc hệ trọng.
Một người khác lại phụ hoạ thêm:
- Xin bệ hạ ra lệnh cho quan Lang trung nếu tính thừa, thiếu 3 viên gạch thì phải trị tội!
Vua Lê Thánh Tông nhìn Vũ Hữu hỏi:
- Nhà ngươi thấy ý kiến đình thần đề xuất thế nào? Giữ thái độ thản nhiên, Vũ Hữu đáp:
- Tâu bệ hạ, thần xin lĩnh ý ạ!

Đúng ngày khởi công,các quan đã kéo đến túc trực trước cửa thành Đông Hoa đông đủ. Mấy viên đại thần sợ Vũ Hữu tranh mất công, muốn vin vào Bộ luật Hồng Đức để trị ông đã cho chuẩn bị sẵn nơi xử tội “lừa dối vua” của Vũ Hữu.

Khi xa giá vua Lê Thánh Tông đến, thì hồi trống khởi công sửa chữa cổng thành Đông Hoa cũng vang lên. Vũ Hữu đưa mắt nhìn đống gạch xếp vuông vức, có đánh dấu trước, thì thấy thiếu một viên. Ông liền tâu để vua biết và cuối cùng đã phát hiện được viên gạch bị giấu đi chỗ khác.

Vũ Hữu đích thân đứng theo dõi, đốc thúc đám thợ lành nghề làm việc. Chẳng bao lâu cổng thành đã được xây xong, số gạch còn thừa lại một viên.

Vua Lê Thánh Tông rất hài lòng. Nhưng mấy viên đại thần càng thêm tức tối, la lên:

- Quan Lang Trung, ngài tính toán rất tài, thế mà vẫn thừa một viên!
Vũ Hữu, cũng với giọng rất khiêm tốn, bình thản thưa:
- Xin các đại quan hãy thư thả, viên gạch đó tôi đã tính trước,dùng để thay viên gạch vỡ ở tường thành phía tây, gần cửa Đông Hoa.

Nói xong, ông chỉ cho thợ đục viên gạch vỡ và thay bằng viên gạch thừa, sít sao một cách kỳ lạ!

Vua Lê Thánh Tông ban chiếu khen thưởng ông và tín nhiệm giao cho ông tính toán sửa chữa các cửa thành hư hỏng còn lại.

Ông hệ thống hoá những thành tựu về hình học và số học đương thời, viết thành quyển Lập thànhtoán Pháp chỉ dẫn cách chia cụ thể và chính xác về cách chia ruộng đất, xây dựng nhà cửa, thành luỹ …Các phép đo ruộng đất được tính theo đơn vị mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước). Đây là quyển sách toán học cổ nhất nước ta, nay không còn.

Tuy làm quan, nhưng Vũ Hữu luôn giữ mình trong sạch, thanh liêm, cứng cỏi, cuộc sống gia đình cần kiệm. Ngày ông đỗ Hoàng giáp, theo hương ước của làng Mộ Trạch quy định : Hễ ai đỗ đại khoa, dân làng góp tiền mừng con lợn, người đỗ đạt phải khao làng một con trâu. Nhà nghèo, Vũ Hữu buộc phải mua trâu để khao làng mà không có tiền để mua trâu cày cho gia đình. Bài thơ tự thuật của ông có câu :

Nhậm nhiệm chu niên quan lịch tiến
Tể ngưu thường hữu, phạp ngưu canh
Nghĩa là :
Nhận nhiệm nhiều năm quan thường tiến
Trâu khao thì có, chẳng trâu cày

Vũ Hữu làm quan qua 7 đời vua triều Lê sơ : Lê Thánh Tông (1460-1497) ; Lê Hiển Tông (1497-1504) ; Lê Duệ Tông (1504-1505) ; Lê Uy Mục (1505-1510) ; Lê Tương Dục (1510-1516) ; Lê Chiêu Tông (1516-1522) ; Lê Cung Hoàng (1522-1527). Ông có 5 con và cháu ruột đỗ tiến sĩ, cùng được khắc tên ở Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) và Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Ngoài 70 tuổi, ông cáo quan xin về hưu, làm nhà đặt tên là Phượng Tri am. Ông được tặng phong là Thái bảo. Năm 1527, vua Lê Cung Hoàng tin nhiệm ông làm Nguyên lão đại thần, cử ông cùng với Phan Đình Tá mang cờ tiết, kim sách, mũ áo thêu rồng đen, dát đai ngọc, kiệu tía đến Cổ Trai tấn phong tước vương cho Mạc Đăng Dung.

Khi nhà Mạc thay ngôi vua nhà Lê, ông vẫn được triều đình vời làm quan. Năm Canh Dậu (năm 1530) ông mất, thọ 93 tuổi.

Vũ Hữu không chỉ là một danh sĩ mà còn là nhà toán học tài giỏi dưới triều Lê, được lưu danh sử sách.

Ông được thờ tại nhà thờ Hiển Đức Đường , phần mộ còn tại xứ Mả Miễu (Mộ Trạch). (sưu tầm)

Bia vàng khắc tên gần 200 người đỗ từ cử nhân trở lên của họ Vũ

Bia vàng khắc tên gần 200 người đỗ từ cử nhân trở lên của họ Vũ 10/05/2019
147 cử nhân đại học, 30 thạc sĩ, 2 tiến sĩ, 1 PGS, TS là bảng vàng thành tích về sự hiếu học của phái 5 họ Vũ được tạc vào 'bia vàng' ở thôn Phương Khê (xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

Bia vàng khắc tên gần 200 người đỗ từ cử nhân trở lên của họ Vũ
Nhà thờ phái 5 họ Vũ, có diện tích 136 mét vuông, gồm 2 khu: khu sinh hoạt cộng đồng của dòng họ và khu thờ

Đây vốn dĩ là tấm bia đá, nhưng vì nó là nơi khắc tên những người đã đỗ đạt, thành tài làm vẻ vang cho truyền thống hiếu học của dòng họ và quê hương, nên nó mang cái nghĩa “bảng vàng” của kỳ thi Tam trường thời phong kiến.

Phái 5 họ Vũ – Nơi phát tích sự học

Từ Trung tâm TP. Hà Nội rẽ vào Quốc lộ số 5, đi khoảng 70km là đến Phương Khê. Điều đặc biệt khi tôi tới đây tìm hiểu, là hỏi bất cứ ai, già trẻ lớn bé cũng đều thấy toàn họ Vũ. Và lúc này, ta mới thực sự hiểu được câu đồng dao của người dân nơi đây truyền tự bao đời nay: “Nhất Vũ, nhì Nguyễn”.

Thôn Phương Khê có 23 dòng họ, trong đó họ Vũ là họ đông nhất, kế đến là họ Nguyễn, các dòng họ còn lại có họ Mai, họ Vương,… Theo gia phả của dòng họ Vũ, họ Vũ về Phương Khê lập nghiệp cách nay đã 800 năm, trải qua bốn đời độc đinh thì đến đời thứ 5 – cụ Vũ Văn Tín sinh được 6 trai, 3 gái. Người con cả mất (chưa có vợ con), còn 5 người con trai còn lại lập thành 5 phái (phái 1, phái 2, phái 3, phái 4, phái 5). Trong đó, nổi bật nhất là phái 5 họ Vũ, là nơi phát tích sự học của dòng họ Vũ
.
Cụ tổ phái 5 họ Vũ (còn gọi là phái út) có tên là Vũ Quốc Hy (hiệu Phấn Nghĩa), đỗ Hương Cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ Lạng Giang. Đến đời thứ 2, con trưởng của cụ cũng đỗ đạt và được bổ nhiệm làm Tri huyện Trung Sơn. Từ đó, đến nay, đã trải qua 18 đời phái 5 họ Vũ với 165 hộ gia đình hiện định cư ở thôn Phương Khê. Ngoài ra, phái 5 họ Vũ cũng tản đi khắp nơi: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, TP.HCM,… để sinh cơ lập nghiệp.

Trong số đó, có một số gia đình tiêu biểu như: gia đình cụ Vũ Bất Quyện có 1 phó giáo sư, tiến sĩ và 4 cử nhân đại học; gia đình ông Vũ Châu Quán có 4 thạc sĩ và 1 cử nhân đại học; gia đình ông Vũ Ngọc Tiện có 4 thạc sĩ,… Còn về cá nhân, phái 5 họ Vũ có 6 người là hiệu trưởng các trường trong huyện: cụ Vũ Xuân Vạn – cố Hiệu trưởng Trường THCS xã Hồng Quang, ông Vũ Như Nguyệt – nguyện Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Kha… ; và có 6 người là hiệu phó: cụ Vũ Văn Tính – cố Phó hiệu trưởng Trường THPT Thanh Miện I, bà Nguyễn Thị Tú – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chi Lăng Bắc,… cùng với hơn 40 nhà giáo đã và đang công tác tại các trường trên địa bàn hoặc tại các nơi khác.

Bia vàng khắc tên gần 200 người đỗ từ cử nhân trở lên của họ Vũ

Trong gian nhà, sinh hoạt cộng đồng có 4 bia đá, bia thứ nhất đến thứ ba (từ trái sang) là bia công đức, bia còn lại là Bia Danh. Bia Danh có mục đích vinh danh hậu duệ nhiều đời có học vị từ cử nhân đại học trở lên

Bia vàng khắc tên gần 200 người đỗ từ cử nhân trở lên của họ Vũ

Bia Danh gồm 2 phần, phần đế (dọc cao 30cm, ngang dài 1m20) và phần bia (dọc cao 1m50, ngang dài 1m). Bia khắc cả 2 mặt, mặt trước khắc tên những người có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, thạc sĩ, cử nhân đại học, kỹ sư đại học

Lưu truyền, giáo dục thế hệ trẻ

Để phát huy và lưu giữ truyền thống hiếu học này, Ban Khuyến học (gồm 12 người - gồm chi trưởng và trưởng các ngành) phái 5 họ Vũ đã quyết định khắc tên những người con ưu tú có trình độ cử nhân đại học trở lên của mình vào bia đá. Theo ông, Vũ Văn Tiếp (62 tuổi) – Trưởng phái 5 họ Vũ đời thứ 15 – Trưởng ban, việc này được khởi xướng vào năm 2012, và khắc lần đầu vào dịp Giỗ tổ 20 tháng 3 (âm lịch) trong cùng năm, nhằm mục đích tôn vinh sự học, tôn vinh những người đỗ đạt, thành đạt. Hơn nữa, đây còn là cách giáo dục lớp trẻ phải chịu khó học, nhìn các lớp trước mà học. Bởi vậy, từ ngày xây dựng bia đá cho tới nay, số lượng các em học sinh được giấy khen của nhà trường ngày càng tăng, điển hình như năm học 2016 - 2017 có 85 em được giấy khen.

Từ khi bia đá được dựng, không chỉ người trong phái mà người ở các phái khác cũng nhiệt liệt ủng hộ. Cụ Vũ Quang Đáo – phái 5 họ Vũ đời thứ 14 chia sẻ: “Tôi nghĩ việc dựng bia như vậy cũng là được, cũng là vinh danh cho những người có học. Hơn nữa, nó còn là tiếng thơm của ngành, chi phái của chúng tôi”. Còn đối với em Vũ Văn Nghĩa – phái 5 họ Vũ đời thứ 18, sinh viên năm cuối Đại học Công nghiệp Hà Nội thì cho rằng: “Việc khắc bia này cần được nhân rộng, phổ biến hơn để nhớ đến những người có công danh trong việc học tập, để nhằm làm tấm gương lớn cho các đời sau noi theo”.

Họ Vũ Hữu Tộc cành 2 đón nhận bằng Vũ Tộc Tinh Hoa

Họ Vũ Hữu Tộc cành 2 đón nhận bằng Vũ Tộc Tinh Hoa 3/11/2019
Họ Vũ Hữu Tộc cành 2 đón nhận bằng Vũ Tộc Tinh Hoa

Trong không khí tràn ngập sắc xuân, đất nước trời giao hoafchungs ta chào đón một mùa xuân mới vui tươi tràn ngập hạnh phúc

Toàn thể các cụ, các ông, các bà và con cháu trong dòng hojhooij tụ về từ đường linh thiêng, thắp nén nhang chiêm bái tri ơn công đức tiên tổ. Đồng thời chúng ta vui mừng mở hội tổ chức long trọng lễ đón nhận Trướngbằng Vũ Tộc Tinh Hoa của hội đồng dòng họ VŨ VÕ Việt Nam trao tặng ngày 17/2/2019 họ Vũ Hữu Tộc cành 2

Đây là phần thưởng cao quý nhất của hội đồng VŨ VÕ Việt Nam. Đó là niềm tự hào và vinh dự to lớn đối với dòng họ VŨ HỮU

Là con cháu hậu duệ của tổ tiên VŨ VÕ Việt nam chúng ta rất tự hào về truyền thống quý báu của tổ tiên ông cha đã kết tinh và để lại, Đó là truyền thống "Trí tuệ nhân hâu" mà bao năm qua con cháu đã nối tiếp thừa hưởng và phát huy từ đời này qua đời khác

Giữ vững tinh hoa dòng họ VŨ
Vươn cao nhân trí đỉnh trời nam


Fage:https://www.facebook.com/vuhuutoc/ Groups:https://www.facebook.com/groups/vuhuutoc Blog:https://hovuhuu.blogspot.com/

Người tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng

Người tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng 5/18/2018
Sau chưa đầy một năm, nhóm của anh Ổn đã làm thủ công hàng trăm bức tranh chân dung Đại tướng bằng chất liệu đồng lá độc đáo.
Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời, có 3 người đàn ông ngày đêm cặm cụi cắt ghép những mảnh đồng lá. Sau 3 ngày liên tục, những mảnh cuối cùng về bức tranh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trận Điện Biên Phủ có kích thước 78 x 88 cm hoàn thành.

Họ là Lê Văn Ổn, Lương Phú Tuyến và Lê Anh Thắng (đều trú tại Thái Bình).

Xuất thân từ quê làng Đồng Xâm, nơi vốn nổi tiếng với nghề chạm trên mặt kim loại, anh Ổn sớm tiếp xúc với nghề. Dù lớn lên, anh không theo nghiệp ông cha để lại song, đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi và trước nỗi mất mát cả dân tộc trải qua, anh quyết định thể hiện tấm lòng của mình qua những nét chạm khắc trên chất liệu đồng

Anh Ổn kể, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ngày nào anh cũng xem chương trình thời sự. Nhìn thấy hàng người xếp hàng dài vào viếng Đại tướng, trong số đó có người cầm đóa hoa, người thì cầm tấm hình... anh không khỏi xúc động. Sau một đêm suy nghĩ, anh nảy ra ý tưởng này khắc họa chân dung Đại tướng bằng đồng. Song không phải là những hình khối như tượng mà bằng lá đồng

"Nếu như ở các chất liệu khác như giấy, hoặc bằng sứ theo thời gian có thể bị rách, bị vỡ, không bền…thì ở chất liệu đồng lại hoàn toàn chiếm ưu thế, vì tính oxy hóa của đồng rất thấp, nó gần như có thể trường tồn cùng thời gian", anh Ổn lý giải.

Người tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng
Anh Tuyến và anh Ổn bên bức tranh Viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu vào tháng 10/2013

Chia sẻ ý tưởng làm bức chân dung Đại tướng bằng đồng với Lương Phú Tuyến, người hàng xóm và cũng là bạn thân từ nhỏ có khả năng về hội họa này lập tức đồng ý.

Ngay trưa hôm sau, hai người có thêm sự giúp đỡ từ anh Lê Anh Thắng (cháu ruột của anh Ổn). Cả 3 đã bắt tay vào công việc chế tác bức tranh. Anh Tuyến phụ trách mảng thiết kế trên máy tính, còn anh Ổn và anh Thắng trực tiếp  phụ trách việc  gia công chế tác bức tranh trên những mảnh đồng.

"Ngoài ra, trên mặt các lớp đồng, nghệ nhân có thể tạo nên những vết xước, để làm cho những miếng đồng có thể phát sáng, mang vẻ đẹp đặc trưng, tự nhiên của đồng", anh Ổn cho biết.

Sau khi đã thiết kế xong, họ tiến hành cắt ghép những mảnh đồng lá. Sang đến ngày thứ 3, những mảnh cuối cùng về bức tranh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trận Điện Biên Phủ có kích thước 78 x 88 cm hoàn thành.

Cả nhóm liền mang bức tranh lên số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để kịp viếng Đại tướng. 

Đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đi, các anh được rất nhiều bạn bè, cựu chiến binh lặn lội từ các vùng miền khác nhau tìm đến nhà để chúc mừng và động viên, đồng thời ủng hộ nhiệt tình với ý tưởng độc đáo. Anh Ổn và anh Tuyến không nghĩ tác phẩm của mình lại giành được nhiều tình cảm của  người đến vậy.

Cách ngày kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ khoảng một tháng, 2 anh đã bàn với nhau rằng phải làm thêm một bức tranh nữa để tặng cho Bảo tàng Điện Biên.

Bởi bức tranh lần này có kích thước khá lớn (160 x 189 cm), nên hai người phải thuê thêm 3 nhân công có kinh nghiệm đồng lâu năm, cùng sự trợ giúp của anh Thắng để chế tác. Anh Ổn và anh Tuyến đã phải tính toán rất tỉ mỉ và chi tiết trên bản thiết kế, sau đó mới cùng những thợ của mình làm việc.

Người thiết kế đòi phải thật tỉ mỉ, càng tỉ mỉ chi tiết bao nhiêu thì người chế tác càng dễ làm bấy nhiêu. Còn về phía người trực tiếp chế tác những miếng đồng cũng phải hết sức tập trung chế tác đúng như bản thiết kế, chỉ cần một chi tiết hỏng là coi như toàn bộ bức tranh bị ảnh hưởng theo. Đơn giản như nếu không đúng như tỷ lệ thiết kế, khi ghép những miếng đồng lại sẽ làm cho bức tranh bị méo mó, sai lệch hình ảnh. Đặc biệt là khuôn mặt của Đại tướng, nếu ghép không chuẩn thì không thể chấp nhận được.

Để tạo màu cho các chi tiết, hai người sử dụng rơm rạ đốt lấy khói để hun cho đồng chuyển màu. Việc này không hề đơn giản, nếu nhiệt độ quá cao, hoặc quá thấp cũng không được, ít nhiệt mà nhiều khói cũng không xong, do vậy nó đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm của người thợ.

Người tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng
Bức tranh tặng cho bảo tàng Điện Biên Phủ  hoàn thành sau 1 tráng trời, nó được xem là  một trong 3 thứ quý giá nhất của bảo tàng.
Việc ghép những mảnh đồng để tạo thành một bức tranh lớn là công đoạn tốn thời gian nhất do có quá nhiều chi tiết nhỏ, dễ gây rối mắt.

Công đoạn này đòi người thiết kế và người chế tác phải tập trung cao độ, cùng bàn bạc để làm sao khi tạo nên bức tranh phải đảm bảo được bố cục chặt chẽ, giống hệt như bản thiết kế, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, nhưng lại không thiếu phần khỏe khoắn.

Suốt 1 tháng làm việc không biết mệt mỏi, có những lúc quên ăn, quên  ngủ, cuối cùng bức tranh về hình ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trận Điện Biên Phủ đã được hoàn thiện.

Anh ổn tâm sự, hôm bắt xe lên Điện Biên, vì bức tranh quá lớn, lại bọc kín, bác tài xế không biết là tranh Đại tướng, định “cho bác lên nóc” xe. Anh phải nói đó là bức tranh về Đại tướng mang lên để tặng bảo tàng Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng.

"Thế là bác tài xế đã nhường cho hẳn 2 chiếc ghế cạnh nhau để dựng bức tranh, mà không tính thêm cước phí. Cả đường đi hai anh em mỗi người ôm một đầu bức tranh, thay ngay canh gác vì sợ đường gồ ghề làm bức tranh bị rơi”, anh kể.

Cuối cùng bức tranh về vị Đại tướng huyền thoại đã được chuyển lên đến Bảo tàng Điện Biên an toàn.

Bức tranh được xem là một trong 3 thứ quý giá nhất của Bảo tàng gồm: Bản đồ chiến thắng Điện Biên Phủ, Bức tượng chân dung Bác Hồ làm bằng thạch cao và Bức tranh chân dung Đại tướng bên trên trận Điện Biên Phủ làm bằng đồng của nhóm anh Ổn. Để đáp lại tấm lòng của các anh, UBND tỉnh Điện Biên trao bằng khen cho 2 người.

Người tạc chân dung Đại tướng bằng những lá đồng
Bức chân dung này chỉ vài ngày nữa sẽ được các anh đưa vào Lệ Thủy quê hương của Đại tướng để tặng.
Dịp 1 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đôi bạn thân này cho hay, cả hai sẽ vào Lệ Thủy, quê hương của ông để tặng bức tranh chân dung Đại tướng bằng đồng.

"Có như vậy tôi mới cảm thấy trọn nghĩa tình với người Đại tướng. Đây cũng là một trong 3 bức tranh tôi cảm thấy ý nghĩa nhất", anh Ổn chia sẻ.

Phi Hùng

Tên hay cho con trai con gái họ Vũ năm 2018

Tên hay cho con trai con gái họ Vũ năm 2018 5/17/2018
Đặt tên cho con luôn là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi tên của bé không đơn thuần chỉ dùng để gọi mà còn liên quan đến vận mệnh tương lai. Đồng thời tên của bé có sử ảnh hưởng sâu sắc đến tài lộc sự phát triển của bố mẹ. Cho nên để đặt một cái tên cho con không hề đơn giản, hơn nữa đặt cho con một cái tên hay và đẹp lại càng khó. Vậy làm thế nào để đánh giá và chọn một cái tên hay?

Để xác định một tên gọi được xem là hay thì các bậc phụ huynh nên xem xét tên phải hợp tuổi, hợp phong thủy ngũ hành. Bên cạnh đó vì tên không chỉ quyết định cho cuộc đời bé mà còn liên quan đến tài lộc, sự phát triển của bố mẹ. Cho nên các bậc phụ huynh lưu ý đặt tên cho bé phải hợp tuổi,tương sinh với tuổi cha mẹ để đem lại tài lộc, may mắn cho cuộc đời bé cũng như giúp ba mẹ làm ăn phát đạt hơn.

Đối với những vấn đề này họ Vũ cũng như những dòng họ khác đều phải thận trọng và lưu ý. Được biết họ Vũ là 1 trong 200 dòng họ ở Việt Nam và xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á. Trong dòng họ Vũ đã có rất nhiều người tài giỏi và trở thành những nhân vật lịch sử nổi tiếng mà điển hình như  Vũ Hữu là tiến sĩ, nhà toán học đầu tiên của Việt Nam. Vũ Khiêu (tức Đặng Vũ Khiêu) là GS, AHLĐ, giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn hoá lớn của Việt Nam. Vũ Trác Oánh là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân (cùng Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển) chống lại triều Lê Trịnh. Võ Văn Dũng và Vũ Văn Nhậm đều là tướng nhà Tây Sơn. Võ Tánh là tướng của Gia Long thời kỳ mở đầu triều đại nhà Nguyễn cùng nhiều nhân vật lịch sử khác.

Và hôm nay con trai, con gái cảu bạn thật may mắn được sinh ra trong dòng họ Vũ, nhưng chúng tôi biết bên cạnh sự vui mừng thì bạn đang rất đau đầu trong vấn đề đặt tên cho con. Thay vì tốn thời gian tìm kiếm ở đâu đó thì hãy dành chút thời gian để tham khảo danh sách những tên hay cho con trai con gái họ Vũ do các chuyên gia hàng đầu về tử vi khoa học nghiên cứu để chọn cho bé yêu nhà mình một cái tên hay và đẹp nhé!

Tên hay cho con trai con gái họ Vũ năm 2018

Những tiêu chí khi đặt tên cho con mang họ Vũ

Với tầm quan trọng của tên gọi cho bé, không những để gọi đơn thuần mà còn là sự gửi gắm niềm tin hi vọng của đấng sinh thành dành cho con. Bên cạnh việc gắn liền với vận mệnh phát triển của bé thì tên bé còn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển tài lộc của bố mẹ. Nên các bậc phụ huynh phải lưu ý để chọn tên con của mình.

Nguyên tắc chung khi đặt tên

Hầu hết cha mẹ khi đặt tên cho con đều theo những nguyên tắc chung như:

– Ý nghĩa
– Sự khác biệt và quan trọng ,
– Kết nối với gia đình, Âm điệu.

Đặt tên hợp tuổi bố mẹ

Con của bạn khi sinh ra sẽ một phần ảnh hưởng đến vợ chồng bạn và sự phát triển của gia đình. Cho nên khi đặt tên cho con thì các bậc phụ huynh lưu ý là phải đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ. Ít nhất là không được kỵ với tuổi bố mẹ. Để khi bé được sinh ra và lớn lên sẽ mang lại nhiều may mắn cho vợ chồng bạn trên nhiều lĩnh vực.

Tên được đặt phải có những ý nghĩa nhất định

Như người ta thường nói “Tên hay thời vận tốt”, đó là câu nói quen thuộc để đề cao giá trị một cái tên hay và trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu (cả phương Đông lẫn phương Tây) chỉ ra rằng một cái tên “có ấn tượng tốt” sẽ hỗ trợ thăng tiến trong xã hội nhiều hơn.

Vì tên của bé không chỉ là để gọi mà tên còn quyết định đến vận mệnh cuộc sống sau này của bé cùng với sự phát triển của bố mẹ. Cho nên đăt tên cho bé không những phải hợp tuổi, hợp phong thủy mà còn phải có ý nghĩa.

Danh sách tên cho bé mang những ý nghĩa nhất định

– Bạn mong muốn con bạn sẽ có những phẩm đức quý báu đặc thù của giới tính nếu có tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú…

– Bạn mong muốn con mình sẽ có những ước mơ thật lớn lao và nỗ lực hết mình để đạt được nguyện vọng đó: Đăng, Đại, Kiệt, Quốc, Quảng…

– Bạn muốn đặt tên cho con mang ý nghĩa may măn tài lộc thì đặt các tên sau để gửi gắm: Phúc, Lộc, Quý, Thọ, Khang, Tường, Bình… sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.

– Những tên mang ý nghĩa gợi đến sự thông minh như các tên Châu, Anh, Kỳ, Bảo, Lộc, Phương, Phượng,…

Ngoài những tên mang ý nghĩa như trên thì đối với bé trai và bé gái có một sự khác biệt về đặc trưng giới tính, nên có những tên thể hiện rõ bản chất giới tính như sau:

Tên với nghĩa mạnh mẽ hoài bão lớn ( dành cho con trai)

Bạn muốn cho con trai đáng yêu của mình với niềm mong ước khi lớn lên con sẽ trở thành người mạnh mẽ, vững vàng trong cuộc đời thì hãy đặt các tên: Sơn (núi), Hải (biển), Phong (ngọn, đỉnh)…

Những tên hay cho bé trai mang ý nghĩa khí phách cường tráng, khỏe mạnh, đầy khí chất như mong ước của cha mẹ thì nên dùng các từ như: Cường, Lực, Cao, Vỹ, Sỹ, Tráng …

Tên với nghĩa xinh đẹp dịu dàng, thùy mỵ ( chỉ dành cho con gái)

Những tên hay cho bé gái với ý nghãi dịu dàng, thanh cao, mềm mại, xinh đẹp nết na thùy mị thì hãy đặt các tên: Diễm, Kiều, Mỹ, My, Vy, Dung, Vân, Hoa, Thắm …

Tên hay cho con trai họ Vũ

Tên hay cho con trai con gái họ Vũ năm 2018

Với nét nam tính các ông bố bà mẹ hãy chọn cho con mình một tên thật mạnh mẽ có hoài bão bên cánh có phải thông minh và tài giỏi nhưng đáp ứng được các tiêu chí đã hướng dẫn. Hãy tham khảo danh sách tên hay cho con trai họ Vũ 2018 do các chuyên gia tử vi khao học đã nghiên cứu để chọn cho trai yêu của bạn một tên hay.

Vũ Anh Kiệt
Vũ Anh Minh
Vũ Anh Quân
Vũ Chấn Phong
Vũ Duy Bảo
Vũ Duy Phong
Vũ Gia Bảo
Vũ Gia Huy
Vũ Gia Hưng
Vũ Gia Khang
Vũ Hoàng Anh
Vũ Hoàng Bách
Vũ Hoàng Minh
Vũ Hoàng Nam
Vũ Hoàng Phong
Vũ Huy Hoàng
Vũ Hạo Nhiên
Vũ Hải Minh
Vũ Hải Nam
Vũ Hải Phong
Vũ Hải Đăng
Vũ Hồng Phúc
Vũ Hồng Đăng
Vũ Hữu Phước
Vũ Khánh Minh Minh
Vũ Khánh Nam
Vũ Khánh Ngọc
Vũ Khôi Nguyên
Vũ Khắc Nhu
Vũ Lâm Phong
Vũ Minh Anh
Vũ Minh Châu
Vũ Minh Khang
Vũ Minh Khôi
Vũ Minh Kiệt
Vũ Minh Ngọc
Vũ Minh Nhật
Vũ Minh Phúc
Vũ Minh Quang
Vũ Minh Quân
Vũ Minh Triết
Vũ Minh Trí
Vũ Minh Tuấn
Vũ Minh Đăng
Vũ Minh Đức
Vũ Mạnh Hùng
Vũ Mạnh Tiến
Vũ Nguyên Khang
Vũ Nguyên Khôi
Vũ Nhật Minh
Vũ Nhật Nam
Vũ Phúc Lâm
Vũ Quang Huy
Vũ Quang Hưng
Vũ Quang Khải
Vũ Quang Minh
Vũ Quang Vinh
Vũ Sơn Tùng
Vũ Thanh Phong
Vũ Thanh Trúc
Vũ Thanh Tùng
Vũ Thiên An
Vũ Thiên Minh
Vũ Thiên
Vũ Trung Kiên
Vũ Tuấn Kiệt
Vũ Tuấn Minh
Vũ Tuấn Tú
Vũ Tùng Bách
Vũ Tùng Lâm
Vũ Việt Anh
Vũ Xuân Bách
Vũ Đoàn Nhật Minh
Vũ Đình Chiến
Vũ Đình Hữu Phúc
Vũ Đình Khôi
Vũ Đình Phong
Vũ Đăng Khoa
Vũ Đăng Khôi
Vũ Đức Anh
Vũ Đức Duy
Vũ Đức Huy
Vũ Đức Long
Vũ Đức Minh
Vũ Đức Phúc
Vũ Đức Phúc Lâm

Tên hay cho con gái họ Vũ

Tên hay cho con trai con gái họ Vũ năm 2018

Khác với nét nam tính của con trai thì con gái lại pahir dịu dàng, xinh đẹp, có pha trộn sự thông minh, nhanh nhẹn nhưng vẫn giữ được sự nữ tính. Hãy tham khảo danh sách tên hay cho con gái họ Vũ 2018 do các chuyên gia tử vi khoa học nghiên cứu để chọn cho gái yêu một tên thật hay.

Vũ An Nhiên
Vũ An Vi
Vũ Anh Thư
Vũ Anh Tuấn
Vũ Bảo An
Vũ Bảo Anh
Vũ Bảo Anh Thư
Vũ Bảo Hân
Vũ Bảo Khánh
Vũ Bảo Ngọc
Vũ Cát Tường
Vũ Cát Tường Vy
Vũ Gia Hân
Vũ Gia Linh
Vũ Hiểu Trâm
Vũ Hoài An
Vũ Hoàng Anh
Vũ Huyền Anh
Vũ Huyền My
Vũ Hà Linh
Vũ Hà My
Vũ Khánh An
Vũ Khánh Bảo Quyên
Vũ Khánh Chi
Vũ Khánh Hoa Quyên
Vũ Khánh Hồng Quyên
Vũ Khánh Linh
Vũ Khánh Ly
Vũ Khánh Ngọc
Vũ Khánh Minh Quyên
Vũ Khánh Phương Hoa
Vũ Khánh Phương Trinh
Vũ Kim Ngân
Vũ Linh Đan
Vũ Minh Nguyệt
Vũ Minh Ngọc
Vũ Minh Thư
Vũ Mỹ Huyền
Vũ Nguyên Phương
Vũ Nguyễn Bảo Vy
Vũ Ngô Nhật Anh
Vũ Ngọc Diệp
Vũ Ngọc Huyền
Vũ Ngọc Khánh
Vũ Ngọc Linh
Vũ Ngọc Tường Vy
Vũ Nhã Hân
Vũ Pham Diệu Tâm
Vũ Phương Anh
Vũ Phương Chi
Vũ Phương Mỹ Ngọc
Vũ Phương Như
Vũ Phương Thảo
Vũ Phương Vy
Vũ Phạm Thanh Thảo
Vũ Phạm Thủy Ly
Vũ Quỳnh Anh
Vũ Quỳnh Chi
Vũ Quỳnh My
Vũ Quỳnh Nhi
Vũ Thị Dung
Vũ Thu Hòa
Vũ Thu Hằng
Vũ Thu Quỳnh
Vũ Thùy An
Vũ Thảo Linh
Vũ Thảo Nguyên
Vũ Thảo Nhi
Vũ Thị Quỳnh Lam
Vũ Thị Tơ
Vũ Trâm Anh
Vũ Trần Phương Chi
Vũ Trần Ái Nhi
Vũ Tuệ Linh
Vũ Tuệ Lâm
Vũ Tuệ Mẫn
Vũ Tuệ Nhi
Vũ Tú Linh
Vũ Tú Uyên
Vũ Yến Nhi
Vũ Ánh Dương

Như vậy sau khi tham khảo danh sách tên hay cho con họ Vũ 2018 cùng các hướng dẫn cần thiết để đặt tên cho con mà các chuyên gia tử vi khoa học nghiên cứu. Hi vọng sẽ hỗ trợ được phần nào đó trong hành trình xây dựng nền tảng tương lai của bé yêu của bạn. Đồng thời xin chúc mừng đại gia đình bạn sắp có thành viên mới nhé!

Nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, đam mê

Nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, đam mê 5/15/2018
GS. Vũ Đức Nghiệu đang tiếp bước những thế hệ khai mở ngành đi trước, trở thành một nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, nghiêm túc, mãi mãi đam mê cùng cái nghề lao tâm khổ tứ trót đa mang.

Anh sinh Giáp Ngọ (1954), tôi sinh Ất Mùi, sau anh một năm và học sau một khóa Văn khoa Tổng hợp Hà Nội.

Tôi coi việc được sống bên anh, được làm bạn với anh là một điều may mắn của cuộc đời mình. Sáu mươi tuổi hơn cả rồi, nói điều này không sợ sai. Con người ta sống cạnh nhau, người này là tấm gương soi của người khác. Soi vào một đứa cháu nhỏ, ta sống lại tuổi thơ. Soi vào đời thầy ta, ta ngậm ngùi già cả. Bạn bè soi vào nhau, rút ra được vô vàn kinh nghiệm thực sinh.

Nhiều khi ngồi trò chuyện, tôi đùa: “Cùng mệnh với nhau nhưng anh là Sa Trung Kim, còn tôi là Kim Trung Sa mới chuẩn”.

Tôi cố gắng hàng ngày hàng giờ để học được triết lí sống bất di bất dịch ở anh: “Hướng tới sự TỬ TẾ”. Thế thôi mà thật khó. Thật khó vẫn phải thế thôi.

Chúng tôi là thế hệ rất hợp với câu thơ: Những kẻ quê mùa cũng thành trí thức. GS. Vũ Đức Nghiệu sinh ra trong một gia đình Nho phong thôn dã vùng quê Giao Tiến, Giao Thủy. Từ một học sinh giỏi Văn thời cấp III Phổ thông đất Nam Hà nổi tiếng lúc đó, anh trúng tuyển Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1972.

Nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, đam mê
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Nghiệu

Anh được phân công học ngành Ngôn ngữ. Lớp đầu tiên chỉ có 21 người, nhập học vào thời điểm chiến tranh phá hoại của Mĩ bước vào giai đoạn quyết liệt nhất và cũng là quyết định nhất. Từ nơi sơ tán Yên Phong, Hiệp Hòa tỉnh Hà Bắc, bạn bè, cũng đều nhà quê như nhau, dần yêu mến một “cụ” Nghiệu người nhỏ nhắn, da trắng xanh nhưng thỉnh thoảng hay bày trò “nát non” mấy chị em quần phíp áo chiết yêu. Thỉnh thoảng “cụ” lại nói bằng những thành ngữ vừa cổ kính vừa dân gian thâm thúy khiến mọi người dỏng tai rồi tủm tỉm cười. Khi đó, mấy ai đã hiểu cái sâu xa của môn khoa học này. Đều là văn chương cả mà, ở quê ra, tổ chức phân công học gì thì theo vậy. “Học cũng vì cách mạng, anh em ta/ Đói cũng cùng cách mạng chẳng phiền hà” - mọi người thường đùa vui.

Lên lớp, câu đầu tiên thầy nào cũng dạy: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tưởng các thầy mào đầu cho oai, ai ngờ theo Ngôn ngữ hết cuộc đời mới nhận ra đôi điều cái lí của nó. Và phải có sống đến hai ba đời chưa chắc đã tường minh câu tục ngữ may ra mới non trăm tuổi đó.

GS. Vũ Đức Nghiệu là một trong ít người của lớp xưa sớm đốn ngộ nghiệp Ngữ và được các bậc lão sư tin cậy truyền y bát khoa học.

Đoạn này thì tôi bắt đầu được chứng kiến. Vào 1976, tôi gặp anh ở bể nước, hỏi: “Anh làm luận văn cái gì?”. “Tớ làm từ điển ngược”. “Nó là cái gì vậy?”. “Là không phải từ điển xuôi!”. “Nói ngược à?”. “Không! Nó là chép ngược. Như ĂN thì sắp N trước rồi Ă sau. Sau đó xếp theo an pha bê thành cuốn từ điển”. “Rỗi hơi!”. “Chơi thôi mà!”. Thầy hướng dẫn là Tiến sĩ Toán làm Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân, đẹp trai thôi rồi, từ Ba Lan về, hay chơi bóng bàn cùng tôi. Nói thật lúc đó tôi chả hiểu mô tê gì về cách làm lạ lẫm đó nhưng thầm phục rằng, thầy hướng dẫn đã chọn đúng một người trò tỉ mỉ, nghiêm nhặt, suốt ngày vật vã với tư liệu. Và cũng qua anh, tôi hiểu thế nào là các loại phiếu đục lỗ K3 hay K5 và thầm khen bọn tây nó hơn hẳn bọn ta. Sau này, khi chuyển chỗ ở, có 3 hộc tủ chứa khoảng mét khối phiếu mà chúng tôi lễ mễ bê theo. Không biết là bao nhiêu cái nữa nhưng tôi đùa: “Mất phiếu dầu 2 tháng thì cũng đủ giấy nấu cơm”.

Bản thảo từ điển ngược ấy vẫn còn (trọn 70 thếp giấy bảy hào hai ngày trước chi chít chữ chép tay). Nay hỏi lại sao chưa in, anh nhẹ nhàng: “Cũng phải xem lại ứng dụng thực tiễn tiếng Việt cái đã”. Anh cầu toàn còn tôi thì lại lôi ra ngâm cứu khi cần đối chiếu để hiểu phong cách thơ nôm cổ nhân hoặc đem ra “búa” mấy câu lạc bộ thơ quê về chuyện vần vèo xướng họa. Nó như một bộ vận thư khi xưa, rất tiện cho việc định vị, nhận dạng vần, nhận dạng ngữ âm trong thơ, cái thứ mà tôi cần khi tiếp cận phong cách ngôn ngữ tác giả.

Chính nhu cầu cần nền tảng lí luận cho luận văn tốt nghiệp mà từ thời sinh viên, với vốn tiếng Nga của mình, anh đã dịch gần 200 trang tư liệu liên quan đến từ điển ngược. Điều mà sinh viên đào tạo thời chiến không phải ai cũng có gan.

Cái đoạn hậu chiến chúng tôi vẫn sống cùng nhau. Nghèo không thể tả. Xem lại ảnh thời đó, ai cũng gầy như ho lao cả lượt. Đây là thời anh giáo Vũ Đức Nghiệu với chiếc xe cọc cạch, đêm đêm đạp 20 cây số đi về học chữ Nôm ngoài Hà Nội. Anh rủ tôi nhưng tôi lười và không thích làm phiền con xe quí báu của bạn. Tôi sang trường Ngoại ngữ kiếm dăm bảy chữ Pháp ngữ rồi “để gió cuốn đi”.

Anh đi học vì lúc này có người đã nhìn ra “phẩm” của anh: bền bỉ, cẩn trọng, tỉ mỉ, chín chắn, cầu toàn và cầu tiến. Người có con mắt xanh đó là GS. Nguyễn Tài Cẩn. Tuy nhiên, anh cũng mất một thời gian ứng xử lưỡng lự giữa hai hướng đi: ngữ nghĩa hiện đại hay ngữ văn lịch sử của hai bậc thầy siêu chặt chẽ và sắc sảo của mình: thầy Cẩn và thầy Dân. Cái thời ấy các thầy tin tưởng và kì vọng vào lớp sau lắm nên anh có nhiều thuận lợi. Tôi thì trò gì cũng chơi, cái gì cũng mê. Anh thì cặm cụi suốt ngày dịch thuật (trước là tiếng Nga) các tài liệu ngôn ngữ, kiên nhẫn làm tư liệu bất tận về từ vựng, ngữ pháp lịch sử.

Những trang dịch thuật đầu tiên của năm thứ nhất làm thầy nằm trong cuốn sách Dẫn luận ngôn ngữ học của Reformatskij. Rồi Ngôn ngữ học đại cương của Kasevich (in roneo do Chi đoàn Ngôn ngữ học tổ chức và xuất bản). Đọc nó lúc đó, tôi chỉ nghĩ: đã có cụ F. Saussure nhai vỡ hàm mấy năm rồi còn sinh ra cụ Kasevich làm gì nữa. Thế thôi.

Những ngày đêm anh làm tư liệu về thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến tôi ngạc nhiên. Nhưng khi bài viết về ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi (1980) chung tên với GS. Nguyễn Tài Cẩn, tham gia hội nghị Ngữ học thì tôi mới vỡ nhẽ. Trước đó, tôi làm Nguyễn Trãi nhưng là về tư tưởng. Đọc bài của anh, tôi ý thức được giá trị vô song của tri thức ngôn ngữ khi tiếp cận văn bản văn chương. Tôi càng mê ngôn ngữ học từ đó.

Từ đó, anh giáo đại học Vũ Đức Nghiệu sớm vững vàng đứng lớp và sớm được tin cậy cầm giáo trình dạy cho nhiều trường khác nhau: Khoa Ngữ văn Tổng hợp, Khoa tiếng nước ngoài Đại học Tổng hợp, các khoa Đại học Ngoại ngữ Quân đội, Đại học Cảnh sát, Sĩ quan Chính trị, Trường Tuyên huấn Trung ương… Lớp trẻ không phải ai cũng đủ năng lực như vậy. Người thì trẻ, nói thì nghiêm chỉnh, nhiều khi là riết róng. Học viên vừa thích vừa sợ. Hai lăm tuổi, mọi người đã gọi là “Cụ Nghiệu”.

Những bài viết khoa học của giáo sư Vũ Đức Nghiệu vào thời điểm đó (1980 -1983), tuy chưa nhiều nhưng chậm mà chắc, sớm định hình một phong cách nghiên cứu theo hướng khảo cứu: nói có sách mách có chứng, thuật ngữ chắc chắn, lập luận mạch lạc, kiệm lời nên nén chặt, gọn gàng nên khúc chiết, chặt đứt chém đoạn một việc, một vấn đề.

Thầy là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học (1996 - 2000), Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2003-2014)
Thầy là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học (1996 - 2000), Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2003-2014)

Không tranh đua chuyện xuất ngoại học lên, anh đăng kí học và làm nghiên cứu sinh trong nước. Vừa lo ăn vừa lo cái đề tài luận văn tiến sĩ Những từ có liên hệ lịch sử với nhau về nghĩa và về phụ âm đầu trong tiếng Việt. Một đề tài tưởng hẹp nhưng đòi hỏi một tầm tri thức sâu sắc về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa lịch sử. Lúc này, thầy cũ của anh là GS. Nguyễn Đức Dân, đã chuyển vào Sài Gòn, cũng đang đam mê về “trường ngữ nghĩa” với những bài viết gọn gàng trên tạp chí Kiến thức ngày nay và Thế giới mới. Hai thầy trò tuy xa nhưng mỗi lần gặp lại trò chuyện rỉ rả. Người hướng dẫn anh làm luận án là hai giáo sư uy tín trong giới ngữ học: GS. Lê Quang Thiêm và GS. Nguyễn Thiện Giáp, thân tình vừa như thầy vừa như anh, lại vừa là đồng nghiệp. GS. Nguyễn Tài Cẩn xuất tư liệu nhà và hướng dẫn tài liệu thư viện cho mà ngồi chép tay dằng dặc.

Những tưởng công việc suôn sẻ lại phải sang Phnom Pênh dạy tiếng Việt, chúng tôi gọi là đi “dân công hỏa tuyến”. Anh ôm tài liệu sang bên đó tranh thủ trùm màn viết luận văn. Người ta thì buôn bắc bán đông kiếm mấy đồng, anh lọ mọ đọc, viết. Đi đâu cũng hỏi dân từ này chữ nọ rồi ghi chép, so sánh. Đêm mất điện khoe chữ này gốc nọ rồi cãi nhau chơi. Khổ mà vui. Nhưng cơ bản, 8 tháng thì bản thảo coi như xong, về nước bảo vệ. Cũng bằng bạn bằng bè cái khoản ấy.

Lúc này, với uy tín khoa học đã được xác định, anh được Đại học Cornell, Khoa Các ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ học mời dạy ba năm liên tiếp. Một hôm giúp anh quét vôi dọn phòng tầng hai, tôi thấy rơi ra kẹp giấy mỏng dính mấy tờ. Nhặt lên tôi kêu: “Thư ông Diffloth này!”. Anh cầm lên kêu: “Ối! Không thư đâu. Nhận xét của cụ và một ông nữa đấy! Tí chết, mất thì tiếc lắm! Thủ bút mà!”. Thay cho lời viết, tôi trích các cụ vậy.

Cornell University …. 21 April 93.

From G. Diffloth. To Language Comittee.

“Nghieu is a talented teacher, appreciated by students and open to suggestions”… “This is absolutely invaluable to our students and will serve them in their future endeavours having to do with Vietnamese” (Nghiệu là một giảng viên tài năng, cởi mở chia sẻ ý kiến và được các sinh viên đánh giá cao ...  Điều này thật vô cùng quý giá đối với sinh viên của chúng ta và nó sẽ giúp khuyến khích họ nỗ lực đến với tiếng Việt).

From J. Wheatley. To G. Diffloth.

“Nghieu is extremely competent and conscientious teacher…. I found him the best Vietnamese teacher I have even worked with. He is very aware of nuances; he thinks up wonderful conversational material” (Nghiệu là một giảng viên cực kỳ có năng lực và tận tâm, chu đáo ... Tôi nhận ra rằng anh ấy là một giảng viên tiếng Việt tốt nhất trong những giảng viên mà tôi từng làm việc cùng. Anh nhận thức rất rõ các sắc thái tinh tế trong dạy tiếng và làm những ngữ liệu hội thoại thật tuyệt).

Hai bức thư họ báo cáo cho Chủ nhiệm khoa của họ còn chứa đựng những đánh giá tốt đẹp nữa cùng kế hoạch cộng tác khoa học. Đây rõ ràng không phải là ngôn ngữ “ngoại giao” vì nó là trao đổi nội bộ với nhau. Ông Chủ nhiệm khoái quá đưa luôn cho anh. Mỗi ý kiến đầy một trang A4. Được kỉ vật như vậy cũng thật là yên lòng.

Anh không thoát khỏi trách nhiệm quản lí. Trước hết là làm Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học. Năm 2000, PGS. Phạm Quang Long, lúc đó đang là Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy Trường Nhân văn nói với tôi: “Nghiệu nó đi Mĩ về rồi, cũng có tí “má” rồi, tham gia quản lí với anh em đi chứ, cậu về gắng thuyết phục nó hộ tí”. Anh lên làm Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học rồi sau đó là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV hơn hai khóa liền.

Phòng làm việc trên trường của anh như một góc thư viện chuyên môn, vừa quản lí vừa chuẩn bị cho chuyên luận sau này. Đó là tác phẩm Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt in năm 2011. Những bài báo vẫn đều đặn ra đời. Những sách chuyên luận in chung, riêng vẫn xuất bản, riêng 2014 - 2015 đã có đến 3 cuốn.

Được trở về với công tác chuyên môn ở Khoa Ngôn ngữ học đối với anh là một hạnh phúc. “Nó hợp tạng và nó yên” - anh bảo thế.

GS. Vũ Đức Nghiệu đang tiếp bước những thế hệ khai mở ngành đi trước, trở thành một nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, nghiêm túc, mãi mãi đam mê cùng cái nghề lao tâm khổ tứ trót đa mang.

Một lần nữa, nhấp chén trà, anh nhắc lại: “Bọn ta luôn luôn hướng đến sự tử tế thôi ông ạ!”

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ VŨ ĐỨC NGHIỆU

Năm sinh: 1954
Quê quán: Nam Định.
Tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.
Nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 1996.
Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2002.
Được công nhận chức danh Giáo sư năm 2012.
Thời gian công tác tại trường:  1977 đến nay.

  • Đơn vị công tác:
  • Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV.
  • Chức vụ quản lý:
  •   Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học (1996 - 2000).
  • Trưởng phòng Khoa học (2000 - 2002).
  • Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2003-2014).
  • Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (2009 đến nay).

Các hướng nghiên cứu chính: Lí luận ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Dạy tiếng.
Công trình khoa học tiêu biểu:

  • Dẫn luận ngôn ngữ học (đồng tác giả, chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
  • Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
  • Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (đồng tác giả), NXB Giáo dục, Hà Nội; 2011.
  • Chứng tích của âm đầu */ɓ / trong một số văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ VII - đầu thế kỉ XIX, Ngôn ngữ, S.9 - 2014.
  • Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt của học viên quốc tế (đồng tác giả), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
  • Tiếng Việt lịch sử trước thế kỉ XX: những vấn đề quan yếu. (Đồng tác giả). Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2015.